Bài tuyên truyền cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã và các loài chim di cư tự nhiên trên địa bàn xã Hoằng Đạo.

Đăng lúc: 14:06:05 02/02/2024 (GMT+7)

chung tay bảo vệ động vật hoang dã và các loài chim di cư tự nhiên trên địa bàn xã Hoằng Đạo.

Thưa quý thính giả và bà con nhân dân!

Thời điểm này, bắt đầu mùa mữa bão, cũng là lúc chim trời bắt đầu di cư về đất liền ngày càng nhiều. Theo đó, tình trạng đánh bắt chim trời bắt đầu diễn ra. Nhằm tăng cường quản lý, bảo vệ các loài động vật hoang dã, chấm dứt tình trạng khai thác, buôn bán, sắn bắt chim hoang dã trên địa bàn thị xã, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, Ủy ban nhân dân thị xã Hoằng Đạo đề nghị bà con nhân dân:

1. Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, Không chế tạo, tàng trữ và cất giữ các loại súng săn, súng cồn, các dụng cụ săn bắt động vật. Không sử dụng các loại súng săn, dụng cụ săn bắt động vật, các loại bẫy trong các khu rừng được bảo vệ. Không cải độ các phương tiện giao thông để vận chuyển trái phép lâm sản gỗ và động vật hoang dã. Không mua bán, vận chuyển và tàng trữ các loài động, thực vật rừng hoang dã quý hiếm trái phép

2. Việc đánh bắt, tận diệt chim trời là hành vi vi phạm pháp luật, đề nghị bà con nhân dân không dùng các công cụ quây lưới ngoài đồng, dùng loa phát tiếng chim để dụ chúng vào lưới để tận diệt chim trời. Lực lượng chức năng sẽ phối hợp các cơ quan liên quan tiếp tục kiểm tra, rà soát, tịch thu, tháo dỡ, tiêu hủy và xử lý các loại dụng cụ, phương tiện săn, bắn, bẫy, bắt chim tự nhiên và các loài động vật rừng trái phép. Xử lý nghiêm mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, từ xử phạt hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự.  

2. Khuyến khích người dân nêu cao tinh thần đấu tranh tố giác các hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật hoang dã, các loài chim tự nhiên, đặc biệt các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Tích cực vận động người thân, bạn bè thực hiện tốt các nội dung đăng ký trên và tham gia phòng ngừa, tố giác các hành vi vi phạm lâm luật

          Thưa quý thính giả và bà con nhân dân!

Động vật hoang dã là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng sinh thái, bảo đảm môi trường sống trong lành cho con người. Vì vậy, tật cả phải có trách nhiệm bảo vệ động vật hoang dã, tạo môi trường sống cho các loài động vật này được bảo tồn và phát triển, vì vậy mỗi chúng ta hãy: thay đổi hành vi, thói quen trong cuộc sống hàng ngày góp phần giảm thiểu tiến tới chấm dứt săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật hoang dã và các loài chim di cư tự nhiên, nhằm khơi dậy, thúc đẩy, lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn xã.

Cán bộ, đảng viên và nhân dân, cần hành động chung tay bảo tồn, phục hồi, bảo vệ đa dạng sinh học tạo sự lan tỏa thông điệp: Nói không với sản phẩm, món ăn được chế biến từ động vật hoang dã, tạo sự thân thiện với môi trường thiên nhiên, hướng đến mục tiêu giảm thiểu nhu cầu sử dụng, đẩy lùi nguy cơ săn, bắt, buôn bán, góp phần ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của các loài động vật hoang dã ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn của chúng ta nói riêng.

- Nỗ lực, đóng góp để chung sống hài hòa với thiên nhiên Bảo tồn đa dạng sinh học; Hành động vì thiên nhiên - Trách nhiệm của chúng ta!

- Chung tay bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã; Bảo tồn giá trị và tài sản quốc gia là không xâm hại động vật hoang dã!

- Cùng nhau ngăn chặn nạn buôn bán động vật hoang dã; Không săn, bắt, mua, bán, vận chuyển động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm!

- Không giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm; Không quảng cáo, xâm hại động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm.

Thưa toàn thể bà con nhân dân trên địa bàn!

Bảo vệ các loài chim hoang dã trong mùa di cư tháng 9, tháng 10 hàng năm chính là bảo vệ sự đa dạng sinh học của tự nhiên, góp phần cân bằng hệ sinh thái môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống. Do vậy, những hành vi giăng lưới, săn bắt chim di cư là những việc làm vi phạm pháp luật. Theo các Điều 21, 22, 23 của Nghị định số 35 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, người có hành vi săn bắt, tiêu thụ chim hoang dã có thể bị xử phạt tới 15 triệu đồng.

Thông qua chương trình này một lần nữa, kêu gọi cộng đồng hãy chung tay bảo vệ các loài động vật, thực vật hoang dã, vì có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái, bảo đảm các hệ sinh thái, góp phần cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái cho sự phát triển bền vững, mang lại những lợi ích trực tiếp cho con người./.

Người soạn bài CCTP- HT                                

Lê Thị Hạnh

 

 

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
304389