Xã Hoằng Đạo được thành lập: Nơi đây, trước cách mạng tháng 8/1945 gồm các làng lớn là: Đằng Cao, Đằng Xá và Đằng Trung. Cách mạng tháng 8 thàng công, đầu năm 1946, các đơn vị hành chính mới ra đời, xã được thành lập gồm 2 xã là: Đằng Cao và Đằng Giang. Năm 1947, công cuộc kháng chiến cứu quốc bắt đầu, toàn huyện chia làm 12 xã lớn thì 2 xã trên cùng với xã Thắng Lợi ( tức xã Hoằng Thắng ngày nay) lập thành một xã đặt tên là Hoằng Đạo. Đầu năm 1954, toàn huyện được chia làm 47 xã thì Hoằng Đạo được tách ra làm 2 xã là Hoằng Đạo và Hoằng Thắng, lúc này trở lại vị trí 3 làng như cũ và duy trì cho đến ngày nay. Phía Tây và Bắc giáp các xã Hoằng Phúc, Hoằng Đạt, Hoằng Hà; phía Nam giáp Hoằng Thắng; phía Tây Nam giáp thị trấn Bút Sơn; phía Đông là sông Cung giáp Hoằng Ngọc.

Hoằng Đạo là xã có truyền thống cách mạng, có di tích lịch sử cách mạng Cồn Mã Nhón, nơi khởi nguồn của phong trào cách mạng khởi nghĩa dành chính quyền ở Hoằng Hóa ngày 24/07/1945 “lá cờ đầu của phong trào cách mạng ở Thanh Hóa” , là xã anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong giai đoạn hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng  - an ninh của xã ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng ổn định và nâng cao, bộ mặt của xã ngày càng đổi mới.

Hoằng Đạo là một xã sản xuất nông nghiệp thuần tuý với diện tích tự nhiên là 687,17 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 467,1 ha. Toàn xã có 1.430 hộ với tổng số nhân khẩu 5.912 khẩu được phân chia thành 13 thôn, xã có Trường mầm non được công nhận và cấp bằng chuẩn Quốc gia mức độ 1, Trường tiểu học đạt chuẩn Quốc Gia giai đoạn I mức độ II, Trường trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc Gia giai đoạn I, Trạm y tế đạt chuẩn Quốc Gia về Y Tế xã giai đoạn II và các cơ quan đóng trên địa bàn xã như Hội đông y, Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề, Trường trung học phổ thông Lê Viết Tạo.

Hiện nay, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế của xã chuyển dịch theo hướng tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, kinh doanh dịch vụ phát triển đa dạng, phong phú. Cơ sở hạ tầng, nhà ở nhân dân được xây dựng theo hướng khang trang, hiện đại. Văn hóa - xã hội không ngừng phát triển, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm bảo đảm. Chính trị ổn định và giữ vững, các tổ chức trong hệ thống chính trị đạt trong sạch, vững mạnh. Bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống vật chất, chất lượng cuộc sống nhân dân càng cao, mục tiêu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn ngày được thể hiện rõ.

 Sự phát triển trên là do có sự lãnh chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc mạnh mẽ của MTTQ và các đoàn thể chính trị, xã hội. Năm 2017 xã được công nhận là xã nông thôn mới theo quyết định số 4651/2017/QĐ-UBND, ngày 4/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

 

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
304389