KẾHOẠCH Chuyển đổi số trên địa bàn xã Hoằng Đạo năm 2024
Đăng lúc: 16:52:31 02/01/2024 (GMT+7)
Chuyển đổi số trên địa bàn xã Hoằng Đạo năm 2024
KẾHOẠCH Chuyển đổi số trên địa bàn xã Hoằng Đạo năm 2024
Thực hiện kế hoạch Số 217/KH-UBND ngày 12/12/2023 của UBND huyện Hoằng Hóa về việc chuyển đổi số trên địa bàn huyện năm 2024; UBND xã Hoằng Đạo ban hành Kế hoạch triển khai chuyển đổi số trên địa bàn xã Hoằng Đạo năm 2024, nội dung cụ thể như sau: I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH Luật Công nghệ thông tin 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006. Luật An toàn thông tin mạng 86/2015/QH13 ngày 19/11/2015. Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Nghị quyết số 214/2022/HĐND ngày 13/4/2022 của HĐND về ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022- 2026; Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 04/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về về đẩy mạnh bảo đảm an toàn thông tin mạng và triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 4216/QĐ-UBND ngày 06/10/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022 của UBND tỉnh về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổisố tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 969/QĐ-UBND ngày 18/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về giao chỉ tiêu hoàn thành chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 03/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Chương trình số 54/CTr-UBND ngày 03/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Chương trình xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 21/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về triển khai thực hiện “Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 25/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về Truyền thông thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 2 Quyết định số 3853/QĐ-UBND ngày 09/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về ban hành Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 01/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 18/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tập trung chỉ đạo đổi mới quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính chuyển từ môi trường làm việc giấy sang làm việc trên môi trường điện tử trong các cơ quan nhà nước. Chương trình hành động số 28-CTr/HU ngày 03/3/2022 của Ban Thường vụ huyện ủy Hoằng Hóa về thực hiện Nghị quyết số 06 NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Kế hoạch số 141/KH-UBND ngày 05/10/2021 về Kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn huyện Hoằng Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 12/12/2023 về Kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn huyện Hoằng Hóa năm 2024 II. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu tổng quát Tập trung nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng, phát triển các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành tạo nền tảng phát triển Chính quyền số bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, góp phần phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn xã. 2. Mục tiêu cụ thể 2.1. Phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động - 100% các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xã được kết nối liên thông giữa các cơ quan qua Hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc để trao đổi văn bản điện tử. - 100% lãnh đạo, cán bộ, công chức các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử; - 100% các văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản có hồ sơ mật theo quy định). - Phấn đấu ít nhất có 80% số cuộc họp được thực hiện qua Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến. - Các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu Quốc gia; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội. - 100% dịch vụ công có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. 3 - 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử thông suốt, hợp nhất. 2.2. Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế - Doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số chiếm 60% trở lên trong tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế. - 100% doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ kinh doanh được tiếp cận chương trình hỗ trợ chuyển đổi số. - Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực đưa lên sàn thương mại điện tử và được gắn mã QR truy xuất nguồn gốc. - 100% cơ sở y tế, giáo dục triển khai các hoạt động thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt. 2.3. Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số - Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ đến 100% các thôn. - Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên 70%. - Tối thiểu 60% người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn xã được tập huấn, phổ biến về các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ số trên môi trường mạng; ứng dụng công nghệ số trong các ngành, lĩnh vực; quảng bá, bán sản phẩmtrên mạng. - Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân trên 40%. - Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác trên 75%. - Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản dịch vụ công trực tuyến trên 30%. - Tỷ lệ dân số trưởng thành sử dụng nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa trên 20%. III. NHIỆM VỤ 1. Nhận thức số - Tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước về tính cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với mục tiêu, nhiệmvụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn xã. - Tổ chức các Hội nghị, tập huấn, tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản vềchuyển đổi số CBCC, nguời lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp trên địa bàn xã. - Tuyên truyền, triển khai Kế hoạch chuyển đổi số trên hệ thống Đài truyền thanh, trên trang thông tin điện tử xã và các phương tiện thông tin đại chúng khác. - Phối hợp với các đươn vị chuyên môn cấp trên triển khai thử nghiệm công tác truyền thông, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho người dân về sử dụng Internet, thư điện tử, giao dịch điện tử, mua bán trực tuyến, tham gia sàn thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm an toàn thông tin cá nhân… - Thường xuyên chia sẻ sáng kiến, cách làm về chuyển đổi số trên địa bàn, trên kênh truyền thông chuyển đổi số quốc gia trên zalo và trên trang Câu chuyện Chuyển đổi số (https://t63.mic.gov.vn) trên các nhóm zalo của cơ quan, đơn vị và tổ công nghệ số cộng đồng. 4 2. Hoàn thiện hệ thống văn bản - Tiếp tục quán triệt thực hiện đầy đủ nghiêm túc các văn bản của Trung ương, của tỉnh và của ngành về Chuyển đổi số. - Xây dựng và ban hành quy định về việc phát triển hạ tầng thông tin cho chính quyền số, đảm bảo việc xây dựng, vận hành, khai thác các hệ thống thông tin của chính quyền số tương thích với khung công nghệ và các nguyên tắc xây dựng chính quyền số. - Xây dựng các chương trình, kế hoạch gắn với chính sách khuyến khích người dân và doanh nghiệp thực hiện các giao dịch điện tử, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng công nghệ, dịch vụ thông minh vào cuộc sống để nâng cao chất lượng sinh hoạt, học tập và làm việc. - Đẩy mạnh thực hiện hình thức thuê dịch vụ CNTT theo hướng dẫn tại Nghị định 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ về quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. 3. Phát triển hạ tầng số - Khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao trên địa bàn xã, ưu tiên phát triển tại các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế,…; phát triển hạ tầng mạng 5G; phổ cập thuê bao cáp quang tại các hộ gia đình;… - Hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin tại cơ quan, tiếp tục được quan tâm đầu tư đồng bộ, hiện đại nhằm phục vụ tốt công tác chuyên môn, chuyển đổi số; 100% cán bộ, công chức được trang bị thiết bị công nghệ thông tin; 100% các cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã có hạ tầng mạng nội bộ (LAN), kết nối Internet đảm bảo thông suốt,an toàn để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. - Duy trì, vận hàn phòng họp trực tuyến từ xã xuống 04 thôn. - Triển khai nền tảng khám chữa bệnh, nền tảng nông nghiệp thông minh... - Hạ tầng viễn thông tiếp tục được các doanh nghiệp đầu tư mở rộng vùng phục vụ, đáp ứng nhu cầu cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông, Intenet băng thông rộng cố định, di động và dịch vụ truyền hình. 4. Dữ liệu số - Phối hợp với các ngành cấp trên trong việc rà soát, cập nhật, bổ sung các dữ liệu vào các cơ sở dữ liệu theo ngành, lĩnh vực. - Triển khai hiệu quả công tác số hoá hồ sơ, kết quả thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; Thực hiện kết nối, chia sẻ hiệu quả dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP). - Quan tâm đầu tư nội dung phát triển dữ liệu số của cơ quan trong đó ưu tiên xây dựng, sử dụng các cơ sở dữ liệu dùng chung, khai thác triệt để thông tin, dữ liệu đã có từ các cơ sở dữ liệu quốc gia. Thực hiện kết nối, chia sẻ hiệu quả dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước; Mở dữ liệu, cung cấp dữ liệu mở của các cơ quan nhà nước để phát triển kinh tế số, xã hội số. - Dữ liệu số đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện chuyển đổi số; do đó, việc thực thực hiện số hóa, phát triển, xây dựng cơ sở dữ liệu của các cơ quan, đơn vị và tăng cường kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu phục vụ cải cách hành chính, 5 cung cấp dịch vụ công, nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành của các cơ quan, đơn vị và hỗ trợ trong công tác ra quyết định của các cơ quan giúp nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành của các cơ quan, đơn vị. 5. Triển khai ứng dụng Nền tảng số - Tích cực, chủ động đấu mối, phối hợp với các cơ quan chủ quản nền tảng số đã được UBND tỉnh định hướng tại công văn số 8908/UBND-CNTT ngày 21/6/2022 và Sở Thông tin và Truyền thông để tổ chức triển khai sử dụng. - Triển khai nền tảng trung tâm giám sát điều hành thông minh (IOC) phục vụ giám sát, cảnh báo; chỉ đạo, điều hành; phân tích và xử lý dữ liệu; quản lý chỉ số hiệu suất (KPIs); quản lý quy trình nghiệp vụ; báo cáo thống kê; mô phỏng và dự báo. Giúp lãnh đạo có khả năng giám sát, điều hành, hỗ trợ chỉ huy và quản lý một cách tổng thể với việc ứng dụng các công nghệ phân tích dữ liệu hoặc trí tuệ nhân tạo; mang đến hiệu quả, cơ hội phát triển các ngành, lĩnh vực và kinh tế - xã hội. 6. Phát triển Nhân lực số - Đảm UBND xã có cán bộ trình độ CNTT tốt phục vụ hoạt động chuyển đổi số; an toàn, an ninh mạng. - Đảm bảo cán bộ, công chức tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, bồi dưỡng do tỉnh, huyện tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về triển khai các hoạt động chuyển đổi số; an toàn, an ninh mạng. - Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng trực tiếp cho cán bộ, công chức UBND xã tại nơi làm việc (theo hình thức "cầm tay chỉ việc") về kỹ năng số, khai thác các ứng dụng CNTT, đảm bảo tất cả các cán bộ, công chức xã sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng góp phần ứng dụng CNTT phục vụ phát triển chính quyền số đồng bộ. 7. An toàn thông tin mạng - Thường xuyên rà soát 100% hệ thống thông tin đã được phê duyệt Hồ sơ đề xuất cấp độ để hoàn thiện, bổ sung đảm bảo đúng theo hồ sơ đã được phê duyệt. - Yêu cầu 100% hệ thống thông tin triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin, phát huy hiệu quả của tổ ứng cứu sự cố xã. - 100% máy tính của cán bộ, công chức xã được cài đặt phền mềm phòng, chống mã độc. - Thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về đảm bảo an toàn thông tin trên các thiết bị thông minh. - Đầu tư, mua sắm, thuê dịch vụ về trang thiết bị, giải pháp kỹ thuật, nhân lực vận hành an toàn thông tin tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn xã. - Tổ chức triển khai đầy đủ các nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng, cụ thể là phần mềm nội bộ do đơn vị chuyên nghiệp phát triển, tuân thủ theo quy trình Khung phát triển phần mềm an toàn; hệ thống thông tin triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ; hệ thống thông tin được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng trước khi đưa vào sử dụng, khi nâng cấp, thay đổi, định kỳ theo quy định; hệ thống thông tin được quản lý, vận hành theo mô hình 4 lớp theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ. - Phối hợp với UBND huyện, Phòng VHTT Huyện tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân trên địa bàn xã. 6 8. Chính quyền số - Bảo đảm khai thác triệt để hạ tầng kỹ thuật dùng chung, các hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xã - Khai thác triệt để hiệu quả từ hệ thống phòng họp không giấy tờ và phòng họp trực tuyến trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xã. - Tiếp tục cung cấp dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ thông minh, tiện ích phục vụ người dân và doanh nghiệp. - Đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chỉ số cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của xã. - Tăng cường gửi, nhận văn bản, báo cáo điện tử tích hợp chữ ký số giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và các doanh nghiệp...; - Số hóa hồ sơ, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử của các cơ quan nhà nước theo quy định. - Tăng cường đầu tư tái cấu trúc hạ tầng CNTT của các cơ quan, đơn vị theo lộ trình; chuyển đổi hạ tầng CNTT thành hạ tầng số; ứng dụng công nghệ điện toán đám mây phục vụ kết nối, quản lý các nguồn lực, dữ liệu của cơ quan nhà nước an toàn, linh hoạt, ổn định và hiệu quả. 9. Phát triển Kinh tế số: - Phối hợp với các đơn vị có liên quan hỗ trợ, hướng dẫn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ sản xuất nông nghiệp… cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số, các sàn thương mại điện tử (Postmart.vn, VOSO.vn), giới thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh trên môi trường số. - Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp về nền tảng thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt phục vụ phát triển thương mại điện tử. - Thực hiện truyền thông về mô hình chuyển đổi số thành công của doanh nghiệp để làm bài học kinh nghiệm, lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp. 10. Phát triển xã hội số: - Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người dân tham gia các hoạt động trên môi trương số một cách sâu rộng, như: Sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, mua bán trực tuyến, phản ánh, tương tác với chính quyền, kiến thức về an toàn thông tin …; yêu cầu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước tiên phong, gương mẫu thanh toán không dùng tiền mặt. - Đẩy mạnh số hoá hồ sơ, văn bản, tài liệu, hình thành các kho dữ liệu điện tử; từng bước cung cấp dữ liệu mở nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân tiếp cận, khai thác thông tin. - Tập trung phổ cập các kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã thông qua hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương. IV. GIẢI PHÁP 1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp 7 - Người đứng đầu các đơn vị tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước về tính cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã. Người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách. - Tổ chức các Hội nghị, tham gia các lớp đào tạo, tập huấn giới thiệu kiến thức cơ bảnvề chuyển đổi số cho lãnh đạo, cán bộ, công chức viên chức, cán bộ các tổ chức đoàn thể xã - Tổ chức các hội nghị về chuyển đổi số cho các tổ chức, doanh nghiệp, trước hết là những người đứng đầu biết cách thức để thực hiện chuyển đổi số trong đơn vị. - Tiếp tục thực hiện tuyên truyền trên các Trang thông tin điện tử, hệ thống truyền thanh xã về tầm quan trọng và lợi ích của chuyển đổi số. - Xây dựng các tài liệu tuyên truyền (quyển, tờ rơi, video clip) về Chuyển đổi số, Chính phủ số, chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước. - Tập trung truyên truyền và tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày chuyển đổi số Quốc gia 10/10” đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã. 2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp - Phối hợp với doanh nghiệp công nghệ thông tin - viễn thông trên địa bàn triển khai các sản phẩm, dịch vụ số phục vụ chuyển đổi số trên địa bàn xã - Khai thác thế mạnh nhân lực địa bàn của các doanh nghiệp công nghệ thông tin - viễn thông trong việc hỗ trợ các đơn vị, người dân trên địa bàn thực hiện chuyển đổi số. 3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về chuyển đổi số - Tham gia các lớp đào tạo, tập huấn do Sở Thông tin và Truyền thông, UBND huyện tổ chức cho lãnh đạo và cán bộ phụ trách Công nghệ thông tin của các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn xã về xây dựng và triển khai Chính quyền số; công tác quản lý Nhà nước lĩnh vực chuyển đổi số; tổ chức, triển khai thực hiện các chương trình, dự án chuyển đổi số. - Cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ về công tác chuyển đổi số, các kiến thức chuyên sâu về quản trị mạng, quản trị hệ thống, công tác đảm bảo an toàn thông tin. - Cung cấp thông tin, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng các ứng dụng số trong giao tiếp với các cơ quan hành chính Nhà nước; nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp về lợi ích, hiệu quả đem lại của Chính quyền số. 4. Giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin - Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin tại UBND xã; chỉ đạo các cơ quan đơn vị quan tâm, mua sắm cài đặt các phần mềm diệt virus có bản quyền; nâng cấp hệ thống tường lửa cho máy chủ, hệ thống mạng cơ quan,đơn vị. Ngoài ra có thể cài các phần mềm diệt virus miễn phí khác có khả năng đảm bảo an toàn cao. - Tăng cường Quản lý và sử dụng hộp thư công vụ, mail công vụ thay thế các thư thông thường khác. - Tiếp tục phối hợp với Tổ ứng cứu sự cố của Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Thanh Hóa để khắc phục kịp thời sự cố về mất an toàn thông tin trên địa bàn xã. 8 V. KINH PHÍ THỰC HIỆN Kinh phí thực hiện kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác đảm bảo triển khai hoàn thành các hạng mục, nhiệm vụ chuyển đổi số trên địa bàn xã. VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Ban Chỉ đạo chuyển đổi số xã Chỉ đạo, đôn đốc, điều phối chung việc triển khai thực hiện chương trình và các hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn xã. 2. Công chức Văn hóa – Xã hội - Xây dựng Kế hoạch tuyên truyền Chuyển đổi số năm 2024; Kế hoạch tập huấn Chuyển đổi số năm 2024, tham mưu hướng dẫn, triển khai thực hiện Kế hoạch - Phối hợp với công chức Văn phòng tham mưu cho UBND xã các phương án đảm bảo an toàn, an ninh thông tin theo quy định của nhà nước. - Phối hợp với công chức Tài chính – Kế toán xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các chương trình, dự án chuyển đổi số trình Chủ tịch UBND xã xem xét, phê duyệt. 3. Công chức Văn phòng – Thống kê Chủ trì hướng dẫn, triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp kết quả thực hiện của công chức, báo cáo chủ tịch UBND huyện và Sở Thông tin và Truyền thông theo quy định. - Chịu trách nhiệm triển khai ứng dụng phần mềm Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức; phần mềm quản lý thi đua khen thưởng; thực hiện số hóa hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức làm nền tảng chuyển đổi số, tích hợp dữ liệu với phòng, ngành, chủ quản. - Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể nghiên cứu, cập nhật, bổ sung các nội dung, nhiệm vụ thuộc Kế hoạch, Chương trình chuyển đổi số của các ban ngành có liên quan giao cho đơn vị phối hợp hoặc chủ trì thực hiện. - Chủ trì, tham mưu cho UBND xã các biện pháp số hóa các hồ sơ thủ tục hành chính, nâng cao việc tiếp nhận, giải quyết TTHC dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4, tại bộ phận một cửa theo mục tiêu của kế hoạch. Chịu trách nhiệm quản lý, vận hành hệ thống mạng nội bộ UBND xã, phòng họp trực tuyến, phòng họp không giấy; phốihợp với Trung tâm ứng cứu sự cố tỉnh thực hiện việc diễn tập ứng cứu sự cố an toàn an ninh thông tin hàng năm; chịu trách nhiệm vận hành hệ thống an toàn, an ninh thông tin mạng nội bộ UBND xã - Duy trì, bão dưỡng, đánh giá, đề xuất nâng cấp hạ tầng CNTT trong cơ quan UBND; ứng cứu sự cố, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng. - Chịu trách nhiệm xây dựng Kế hoạch đào tạo tập huấn về cập nhật kiến thức kỹ năng chuyển đổi số trên địa bàn xã năm 2024 cho công chức viên chức trên địa bàn. - Phối hợp với Công chức Văn hóa – Xã hội và các đơn vị lựa chọn trình chủ tịch UBND khen thưởng cho các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến về chuyển đổi số 4. Công chức Tài chính – Kế toán: - Căn cứ tình hình ngân sách địa phương phối hợp các công chức, các ngành có liên quan UBND xã tham mưu bố trí kinh phí để triển khai thực hiện. - Tham mưu chủ động bố trí nguồn ngân sách thường xuyên để triển khai các ứngdụngCNTT, thực hiện chuyển đổisố, xây dựng chính quyền số tại địa phương mình 9 phù hợpvới chủ trương, định hướng chung. - Hướng dẫn thủ tục thanh quyết toán chứng từ thực hiện Kế hoạch. - Đảm bảo tiến độ giải ngân nguồn kinh phí được phân bổ để thực hiện Kế hoạch. - Hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển đổi số trong doanh nghiệp, chuyển đổi số sang cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số, sản xuất thông minh thông qua thực hiện các cấu trúc doanh nghiệp, nâng cao năng lực nội tại của các doanh nghiệp, khai thác tối đa quỹ phát triển khoa học, công nghệ của doanh nghiệp và các nguồn lực khác để tăng cường đầu tư cho các hoạt động chuyển đổi số. 6. Công an xã - Triển khai kết nối, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịchvụ công trực tuyến; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư và phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp. - Duy trì, nâng cấp hệ thống camera giám sát an ninh trật tự trên địa bàn. 7. Các công chức chuyên môn xã - Nắm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong đơn vị. - Chủ động nâng cao trách nhiệm cá nhân trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về ứng dụng CNTT, gắn mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đối số với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của xã; lấy kết quả ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số, phục vụ xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số là một tiêu chí đánh giá bình xét thi đua, khen thưởng đối với các cá nhân, đơn vị. - Tăng cường công tác tuyên truyền chuyển đổi số, tuyên truyền hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công mức độ 3,4 thuộc lĩnh vực phụ trách 8. Trạm y tế xã. - Tham mưu thực hiện quản lý khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế qua mạng điện tử; hệ thống và hướng dẫn thực hiện qua mạng điện tử đối với việc cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và hệ thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa. - Đưa vào ứng dụng đồng bộ có hiệu quả hệ thống hồ sơ sức khỏe cá nhân, bệnh án điện tử. 9. Các thôn. - Các Tổ công nghệ số cộng đồng thực hiện các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số, đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách cuộc sống; người dân được tiếp cận công nghệ theo cách đơn giản, tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu và tạo ra giá trị thiết thực. - Tăng cường công tác tuyên truyền chuyển đổi số, tuyên truyền hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công mức độ 3,4 theo kế hoạch của UBND xã. 10. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn xã Xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển đổi số trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, chuyển đổi sang cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số và từng bước thực hiện nâng cao năng lực nội tại của đơn vị, doanh nghiệp; khai thác tối đa các nguồn lực khác để tăng cường đầu tư cho các hoạt động chuyển đổi số. 11. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các đoàn thể xã 10 - Xây dựng kế hoạch tuyên truyền sâu rộng về nội dung kế hoạch này và các văn bản liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, người lao động và nhân dân. - Chỉ đạo theo ngành dọc thiết lập mạng lưới công nghệ số cộng đồng hỗ trợ triển khai chính quyền số, kinh tế số và xã hội số đến tận hội viên, đoàn viên và nhân dân. - Thực hiện tuyên truyền, vận động người dân tham gia vào việc xây dựng xã thông minh; hỗ trợ người dân, hộ kinh doanh, chính quyền quảng bá hình ảnh, thông tin, sản phẩm, dịch vụ, nét văn hóa đặc trưng của xã lên môi trường mạng và các sàn. Trên đây là Kế hoạch triển khai chuyển đổi số năm 2024. Đề nghị UBMTTQ và các đoàn thể xã, các công chức chuyên môn, các thôn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch đảm bảo đúng thời gian, tiến độ, đạt kết quả, hiệu quả cao./. Nơi nhận: - BCĐ huyện (B/c); - Thường trực Đảng ủy, HĐND xã (B/c); - Thành viên BCĐ xã (T/h); - MTTQ, ngành đoàn thể xã ( P/h); - Các trường học, trạm y tế xã (T/h); - Các công chức chuyên môn UBND xã (T/h); - Công an xã (T/h); - Lưu VT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Viết Diệ
Thực hiện kế hoạch Số 217/KH-UBND ngày 12/12/2023 của UBND huyện Hoằng Hóa về việc chuyển đổi số trên địa bàn huyện năm 2024; UBND xã Hoằng Đạo ban hành Kế hoạch triển khai chuyển đổi số trên địa bàn xã Hoằng Đạo năm 2024, nội dung cụ thể như sau: I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH Luật Công nghệ thông tin 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006. Luật An toàn thông tin mạng 86/2015/QH13 ngày 19/11/2015. Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Nghị quyết số 214/2022/HĐND ngày 13/4/2022 của HĐND về ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022- 2026; Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 04/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về về đẩy mạnh bảo đảm an toàn thông tin mạng và triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 4216/QĐ-UBND ngày 06/10/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022 của UBND tỉnh về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổisố tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 969/QĐ-UBND ngày 18/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về giao chỉ tiêu hoàn thành chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 03/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Chương trình số 54/CTr-UBND ngày 03/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Chương trình xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 21/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về triển khai thực hiện “Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 25/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về Truyền thông thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 2 Quyết định số 3853/QĐ-UBND ngày 09/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về ban hành Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 01/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 18/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tập trung chỉ đạo đổi mới quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính chuyển từ môi trường làm việc giấy sang làm việc trên môi trường điện tử trong các cơ quan nhà nước. Chương trình hành động số 28-CTr/HU ngày 03/3/2022 của Ban Thường vụ huyện ủy Hoằng Hóa về thực hiện Nghị quyết số 06 NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Kế hoạch số 141/KH-UBND ngày 05/10/2021 về Kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn huyện Hoằng Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 12/12/2023 về Kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn huyện Hoằng Hóa năm 2024 II. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu tổng quát Tập trung nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng, phát triển các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành tạo nền tảng phát triển Chính quyền số bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, góp phần phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn xã. 2. Mục tiêu cụ thể 2.1. Phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động - 100% các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xã được kết nối liên thông giữa các cơ quan qua Hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc để trao đổi văn bản điện tử. - 100% lãnh đạo, cán bộ, công chức các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử; - 100% các văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản có hồ sơ mật theo quy định). - Phấn đấu ít nhất có 80% số cuộc họp được thực hiện qua Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến. - Các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu Quốc gia; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội. - 100% dịch vụ công có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. 3 - 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử thông suốt, hợp nhất. 2.2. Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế - Doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số chiếm 60% trở lên trong tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế. - 100% doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ kinh doanh được tiếp cận chương trình hỗ trợ chuyển đổi số. - Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực đưa lên sàn thương mại điện tử và được gắn mã QR truy xuất nguồn gốc. - 100% cơ sở y tế, giáo dục triển khai các hoạt động thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt. 2.3. Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số - Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ đến 100% các thôn. - Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên 70%. - Tối thiểu 60% người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn xã được tập huấn, phổ biến về các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ số trên môi trường mạng; ứng dụng công nghệ số trong các ngành, lĩnh vực; quảng bá, bán sản phẩmtrên mạng. - Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân trên 40%. - Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác trên 75%. - Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản dịch vụ công trực tuyến trên 30%. - Tỷ lệ dân số trưởng thành sử dụng nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa trên 20%. III. NHIỆM VỤ 1. Nhận thức số - Tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước về tính cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với mục tiêu, nhiệmvụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn xã. - Tổ chức các Hội nghị, tập huấn, tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản vềchuyển đổi số CBCC, nguời lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp trên địa bàn xã. - Tuyên truyền, triển khai Kế hoạch chuyển đổi số trên hệ thống Đài truyền thanh, trên trang thông tin điện tử xã và các phương tiện thông tin đại chúng khác. - Phối hợp với các đươn vị chuyên môn cấp trên triển khai thử nghiệm công tác truyền thông, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho người dân về sử dụng Internet, thư điện tử, giao dịch điện tử, mua bán trực tuyến, tham gia sàn thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm an toàn thông tin cá nhân… - Thường xuyên chia sẻ sáng kiến, cách làm về chuyển đổi số trên địa bàn, trên kênh truyền thông chuyển đổi số quốc gia trên zalo và trên trang Câu chuyện Chuyển đổi số (https://t63.mic.gov.vn) trên các nhóm zalo của cơ quan, đơn vị và tổ công nghệ số cộng đồng. 4 2. Hoàn thiện hệ thống văn bản - Tiếp tục quán triệt thực hiện đầy đủ nghiêm túc các văn bản của Trung ương, của tỉnh và của ngành về Chuyển đổi số. - Xây dựng và ban hành quy định về việc phát triển hạ tầng thông tin cho chính quyền số, đảm bảo việc xây dựng, vận hành, khai thác các hệ thống thông tin của chính quyền số tương thích với khung công nghệ và các nguyên tắc xây dựng chính quyền số. - Xây dựng các chương trình, kế hoạch gắn với chính sách khuyến khích người dân và doanh nghiệp thực hiện các giao dịch điện tử, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng công nghệ, dịch vụ thông minh vào cuộc sống để nâng cao chất lượng sinh hoạt, học tập và làm việc. - Đẩy mạnh thực hiện hình thức thuê dịch vụ CNTT theo hướng dẫn tại Nghị định 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ về quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. 3. Phát triển hạ tầng số - Khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao trên địa bàn xã, ưu tiên phát triển tại các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế,…; phát triển hạ tầng mạng 5G; phổ cập thuê bao cáp quang tại các hộ gia đình;… - Hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin tại cơ quan, tiếp tục được quan tâm đầu tư đồng bộ, hiện đại nhằm phục vụ tốt công tác chuyên môn, chuyển đổi số; 100% cán bộ, công chức được trang bị thiết bị công nghệ thông tin; 100% các cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã có hạ tầng mạng nội bộ (LAN), kết nối Internet đảm bảo thông suốt,an toàn để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. - Duy trì, vận hàn phòng họp trực tuyến từ xã xuống 04 thôn. - Triển khai nền tảng khám chữa bệnh, nền tảng nông nghiệp thông minh... - Hạ tầng viễn thông tiếp tục được các doanh nghiệp đầu tư mở rộng vùng phục vụ, đáp ứng nhu cầu cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông, Intenet băng thông rộng cố định, di động và dịch vụ truyền hình. 4. Dữ liệu số - Phối hợp với các ngành cấp trên trong việc rà soát, cập nhật, bổ sung các dữ liệu vào các cơ sở dữ liệu theo ngành, lĩnh vực. - Triển khai hiệu quả công tác số hoá hồ sơ, kết quả thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; Thực hiện kết nối, chia sẻ hiệu quả dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP). - Quan tâm đầu tư nội dung phát triển dữ liệu số của cơ quan trong đó ưu tiên xây dựng, sử dụng các cơ sở dữ liệu dùng chung, khai thác triệt để thông tin, dữ liệu đã có từ các cơ sở dữ liệu quốc gia. Thực hiện kết nối, chia sẻ hiệu quả dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước; Mở dữ liệu, cung cấp dữ liệu mở của các cơ quan nhà nước để phát triển kinh tế số, xã hội số. - Dữ liệu số đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện chuyển đổi số; do đó, việc thực thực hiện số hóa, phát triển, xây dựng cơ sở dữ liệu của các cơ quan, đơn vị và tăng cường kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu phục vụ cải cách hành chính, 5 cung cấp dịch vụ công, nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành của các cơ quan, đơn vị và hỗ trợ trong công tác ra quyết định của các cơ quan giúp nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành của các cơ quan, đơn vị. 5. Triển khai ứng dụng Nền tảng số - Tích cực, chủ động đấu mối, phối hợp với các cơ quan chủ quản nền tảng số đã được UBND tỉnh định hướng tại công văn số 8908/UBND-CNTT ngày 21/6/2022 và Sở Thông tin và Truyền thông để tổ chức triển khai sử dụng. - Triển khai nền tảng trung tâm giám sát điều hành thông minh (IOC) phục vụ giám sát, cảnh báo; chỉ đạo, điều hành; phân tích và xử lý dữ liệu; quản lý chỉ số hiệu suất (KPIs); quản lý quy trình nghiệp vụ; báo cáo thống kê; mô phỏng và dự báo. Giúp lãnh đạo có khả năng giám sát, điều hành, hỗ trợ chỉ huy và quản lý một cách tổng thể với việc ứng dụng các công nghệ phân tích dữ liệu hoặc trí tuệ nhân tạo; mang đến hiệu quả, cơ hội phát triển các ngành, lĩnh vực và kinh tế - xã hội. 6. Phát triển Nhân lực số - Đảm UBND xã có cán bộ trình độ CNTT tốt phục vụ hoạt động chuyển đổi số; an toàn, an ninh mạng. - Đảm bảo cán bộ, công chức tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, bồi dưỡng do tỉnh, huyện tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về triển khai các hoạt động chuyển đổi số; an toàn, an ninh mạng. - Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng trực tiếp cho cán bộ, công chức UBND xã tại nơi làm việc (theo hình thức "cầm tay chỉ việc") về kỹ năng số, khai thác các ứng dụng CNTT, đảm bảo tất cả các cán bộ, công chức xã sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng góp phần ứng dụng CNTT phục vụ phát triển chính quyền số đồng bộ. 7. An toàn thông tin mạng - Thường xuyên rà soát 100% hệ thống thông tin đã được phê duyệt Hồ sơ đề xuất cấp độ để hoàn thiện, bổ sung đảm bảo đúng theo hồ sơ đã được phê duyệt. - Yêu cầu 100% hệ thống thông tin triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin, phát huy hiệu quả của tổ ứng cứu sự cố xã. - 100% máy tính của cán bộ, công chức xã được cài đặt phền mềm phòng, chống mã độc. - Thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về đảm bảo an toàn thông tin trên các thiết bị thông minh. - Đầu tư, mua sắm, thuê dịch vụ về trang thiết bị, giải pháp kỹ thuật, nhân lực vận hành an toàn thông tin tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn xã. - Tổ chức triển khai đầy đủ các nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng, cụ thể là phần mềm nội bộ do đơn vị chuyên nghiệp phát triển, tuân thủ theo quy trình Khung phát triển phần mềm an toàn; hệ thống thông tin triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ; hệ thống thông tin được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng trước khi đưa vào sử dụng, khi nâng cấp, thay đổi, định kỳ theo quy định; hệ thống thông tin được quản lý, vận hành theo mô hình 4 lớp theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ. - Phối hợp với UBND huyện, Phòng VHTT Huyện tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân trên địa bàn xã. 6 8. Chính quyền số - Bảo đảm khai thác triệt để hạ tầng kỹ thuật dùng chung, các hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xã - Khai thác triệt để hiệu quả từ hệ thống phòng họp không giấy tờ và phòng họp trực tuyến trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xã. - Tiếp tục cung cấp dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ thông minh, tiện ích phục vụ người dân và doanh nghiệp. - Đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chỉ số cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của xã. - Tăng cường gửi, nhận văn bản, báo cáo điện tử tích hợp chữ ký số giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và các doanh nghiệp...; - Số hóa hồ sơ, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử của các cơ quan nhà nước theo quy định. - Tăng cường đầu tư tái cấu trúc hạ tầng CNTT của các cơ quan, đơn vị theo lộ trình; chuyển đổi hạ tầng CNTT thành hạ tầng số; ứng dụng công nghệ điện toán đám mây phục vụ kết nối, quản lý các nguồn lực, dữ liệu của cơ quan nhà nước an toàn, linh hoạt, ổn định và hiệu quả. 9. Phát triển Kinh tế số: - Phối hợp với các đơn vị có liên quan hỗ trợ, hướng dẫn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ sản xuất nông nghiệp… cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số, các sàn thương mại điện tử (Postmart.vn, VOSO.vn), giới thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh trên môi trường số. - Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp về nền tảng thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt phục vụ phát triển thương mại điện tử. - Thực hiện truyền thông về mô hình chuyển đổi số thành công của doanh nghiệp để làm bài học kinh nghiệm, lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp. 10. Phát triển xã hội số: - Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người dân tham gia các hoạt động trên môi trương số một cách sâu rộng, như: Sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, mua bán trực tuyến, phản ánh, tương tác với chính quyền, kiến thức về an toàn thông tin …; yêu cầu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước tiên phong, gương mẫu thanh toán không dùng tiền mặt. - Đẩy mạnh số hoá hồ sơ, văn bản, tài liệu, hình thành các kho dữ liệu điện tử; từng bước cung cấp dữ liệu mở nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân tiếp cận, khai thác thông tin. - Tập trung phổ cập các kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã thông qua hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương. IV. GIẢI PHÁP 1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp 7 - Người đứng đầu các đơn vị tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước về tính cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã. Người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách. - Tổ chức các Hội nghị, tham gia các lớp đào tạo, tập huấn giới thiệu kiến thức cơ bảnvề chuyển đổi số cho lãnh đạo, cán bộ, công chức viên chức, cán bộ các tổ chức đoàn thể xã - Tổ chức các hội nghị về chuyển đổi số cho các tổ chức, doanh nghiệp, trước hết là những người đứng đầu biết cách thức để thực hiện chuyển đổi số trong đơn vị. - Tiếp tục thực hiện tuyên truyền trên các Trang thông tin điện tử, hệ thống truyền thanh xã về tầm quan trọng và lợi ích của chuyển đổi số. - Xây dựng các tài liệu tuyên truyền (quyển, tờ rơi, video clip) về Chuyển đổi số, Chính phủ số, chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước. - Tập trung truyên truyền và tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày chuyển đổi số Quốc gia 10/10” đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã. 2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp - Phối hợp với doanh nghiệp công nghệ thông tin - viễn thông trên địa bàn triển khai các sản phẩm, dịch vụ số phục vụ chuyển đổi số trên địa bàn xã - Khai thác thế mạnh nhân lực địa bàn của các doanh nghiệp công nghệ thông tin - viễn thông trong việc hỗ trợ các đơn vị, người dân trên địa bàn thực hiện chuyển đổi số. 3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về chuyển đổi số - Tham gia các lớp đào tạo, tập huấn do Sở Thông tin và Truyền thông, UBND huyện tổ chức cho lãnh đạo và cán bộ phụ trách Công nghệ thông tin của các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn xã về xây dựng và triển khai Chính quyền số; công tác quản lý Nhà nước lĩnh vực chuyển đổi số; tổ chức, triển khai thực hiện các chương trình, dự án chuyển đổi số. - Cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ về công tác chuyển đổi số, các kiến thức chuyên sâu về quản trị mạng, quản trị hệ thống, công tác đảm bảo an toàn thông tin. - Cung cấp thông tin, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng các ứng dụng số trong giao tiếp với các cơ quan hành chính Nhà nước; nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp về lợi ích, hiệu quả đem lại của Chính quyền số. 4. Giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin - Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin tại UBND xã; chỉ đạo các cơ quan đơn vị quan tâm, mua sắm cài đặt các phần mềm diệt virus có bản quyền; nâng cấp hệ thống tường lửa cho máy chủ, hệ thống mạng cơ quan,đơn vị. Ngoài ra có thể cài các phần mềm diệt virus miễn phí khác có khả năng đảm bảo an toàn cao. - Tăng cường Quản lý và sử dụng hộp thư công vụ, mail công vụ thay thế các thư thông thường khác. - Tiếp tục phối hợp với Tổ ứng cứu sự cố của Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Thanh Hóa để khắc phục kịp thời sự cố về mất an toàn thông tin trên địa bàn xã. 8 V. KINH PHÍ THỰC HIỆN Kinh phí thực hiện kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác đảm bảo triển khai hoàn thành các hạng mục, nhiệm vụ chuyển đổi số trên địa bàn xã. VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Ban Chỉ đạo chuyển đổi số xã Chỉ đạo, đôn đốc, điều phối chung việc triển khai thực hiện chương trình và các hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn xã. 2. Công chức Văn hóa – Xã hội - Xây dựng Kế hoạch tuyên truyền Chuyển đổi số năm 2024; Kế hoạch tập huấn Chuyển đổi số năm 2024, tham mưu hướng dẫn, triển khai thực hiện Kế hoạch - Phối hợp với công chức Văn phòng tham mưu cho UBND xã các phương án đảm bảo an toàn, an ninh thông tin theo quy định của nhà nước. - Phối hợp với công chức Tài chính – Kế toán xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các chương trình, dự án chuyển đổi số trình Chủ tịch UBND xã xem xét, phê duyệt. 3. Công chức Văn phòng – Thống kê Chủ trì hướng dẫn, triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp kết quả thực hiện của công chức, báo cáo chủ tịch UBND huyện và Sở Thông tin và Truyền thông theo quy định. - Chịu trách nhiệm triển khai ứng dụng phần mềm Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức; phần mềm quản lý thi đua khen thưởng; thực hiện số hóa hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức làm nền tảng chuyển đổi số, tích hợp dữ liệu với phòng, ngành, chủ quản. - Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể nghiên cứu, cập nhật, bổ sung các nội dung, nhiệm vụ thuộc Kế hoạch, Chương trình chuyển đổi số của các ban ngành có liên quan giao cho đơn vị phối hợp hoặc chủ trì thực hiện. - Chủ trì, tham mưu cho UBND xã các biện pháp số hóa các hồ sơ thủ tục hành chính, nâng cao việc tiếp nhận, giải quyết TTHC dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4, tại bộ phận một cửa theo mục tiêu của kế hoạch. Chịu trách nhiệm quản lý, vận hành hệ thống mạng nội bộ UBND xã, phòng họp trực tuyến, phòng họp không giấy; phốihợp với Trung tâm ứng cứu sự cố tỉnh thực hiện việc diễn tập ứng cứu sự cố an toàn an ninh thông tin hàng năm; chịu trách nhiệm vận hành hệ thống an toàn, an ninh thông tin mạng nội bộ UBND xã - Duy trì, bão dưỡng, đánh giá, đề xuất nâng cấp hạ tầng CNTT trong cơ quan UBND; ứng cứu sự cố, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng. - Chịu trách nhiệm xây dựng Kế hoạch đào tạo tập huấn về cập nhật kiến thức kỹ năng chuyển đổi số trên địa bàn xã năm 2024 cho công chức viên chức trên địa bàn. - Phối hợp với Công chức Văn hóa – Xã hội và các đơn vị lựa chọn trình chủ tịch UBND khen thưởng cho các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến về chuyển đổi số 4. Công chức Tài chính – Kế toán: - Căn cứ tình hình ngân sách địa phương phối hợp các công chức, các ngành có liên quan UBND xã tham mưu bố trí kinh phí để triển khai thực hiện. - Tham mưu chủ động bố trí nguồn ngân sách thường xuyên để triển khai các ứngdụngCNTT, thực hiện chuyển đổisố, xây dựng chính quyền số tại địa phương mình 9 phù hợpvới chủ trương, định hướng chung. - Hướng dẫn thủ tục thanh quyết toán chứng từ thực hiện Kế hoạch. - Đảm bảo tiến độ giải ngân nguồn kinh phí được phân bổ để thực hiện Kế hoạch. - Hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển đổi số trong doanh nghiệp, chuyển đổi số sang cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số, sản xuất thông minh thông qua thực hiện các cấu trúc doanh nghiệp, nâng cao năng lực nội tại của các doanh nghiệp, khai thác tối đa quỹ phát triển khoa học, công nghệ của doanh nghiệp và các nguồn lực khác để tăng cường đầu tư cho các hoạt động chuyển đổi số. 6. Công an xã - Triển khai kết nối, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịchvụ công trực tuyến; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư và phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp. - Duy trì, nâng cấp hệ thống camera giám sát an ninh trật tự trên địa bàn. 7. Các công chức chuyên môn xã - Nắm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong đơn vị. - Chủ động nâng cao trách nhiệm cá nhân trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về ứng dụng CNTT, gắn mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đối số với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của xã; lấy kết quả ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số, phục vụ xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số là một tiêu chí đánh giá bình xét thi đua, khen thưởng đối với các cá nhân, đơn vị. - Tăng cường công tác tuyên truyền chuyển đổi số, tuyên truyền hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công mức độ 3,4 thuộc lĩnh vực phụ trách 8. Trạm y tế xã. - Tham mưu thực hiện quản lý khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế qua mạng điện tử; hệ thống và hướng dẫn thực hiện qua mạng điện tử đối với việc cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và hệ thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa. - Đưa vào ứng dụng đồng bộ có hiệu quả hệ thống hồ sơ sức khỏe cá nhân, bệnh án điện tử. 9. Các thôn. - Các Tổ công nghệ số cộng đồng thực hiện các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số, đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách cuộc sống; người dân được tiếp cận công nghệ theo cách đơn giản, tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu và tạo ra giá trị thiết thực. - Tăng cường công tác tuyên truyền chuyển đổi số, tuyên truyền hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công mức độ 3,4 theo kế hoạch của UBND xã. 10. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn xã Xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển đổi số trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, chuyển đổi sang cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số và từng bước thực hiện nâng cao năng lực nội tại của đơn vị, doanh nghiệp; khai thác tối đa các nguồn lực khác để tăng cường đầu tư cho các hoạt động chuyển đổi số. 11. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các đoàn thể xã 10 - Xây dựng kế hoạch tuyên truyền sâu rộng về nội dung kế hoạch này và các văn bản liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, người lao động và nhân dân. - Chỉ đạo theo ngành dọc thiết lập mạng lưới công nghệ số cộng đồng hỗ trợ triển khai chính quyền số, kinh tế số và xã hội số đến tận hội viên, đoàn viên và nhân dân. - Thực hiện tuyên truyền, vận động người dân tham gia vào việc xây dựng xã thông minh; hỗ trợ người dân, hộ kinh doanh, chính quyền quảng bá hình ảnh, thông tin, sản phẩm, dịch vụ, nét văn hóa đặc trưng của xã lên môi trường mạng và các sàn. Trên đây là Kế hoạch triển khai chuyển đổi số năm 2024. Đề nghị UBMTTQ và các đoàn thể xã, các công chức chuyên môn, các thôn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch đảm bảo đúng thời gian, tiến độ, đạt kết quả, hiệu quả cao./. Nơi nhận: - BCĐ huyện (B/c); - Thường trực Đảng ủy, HĐND xã (B/c); - Thành viên BCĐ xã (T/h); - MTTQ, ngành đoàn thể xã ( P/h); - Các trường học, trạm y tế xã (T/h); - Các công chức chuyên môn UBND xã (T/h); - Công an xã (T/h); - Lưu VT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Viết Diệ
Các tin khác
- Bài tuyên truyền về chuyển đổi số
- Bài tuyên Truyền vận động các tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm lên sàn điện tử
- KẾHOẠCH Chuyển đổi số trên địa bàn xã Hoằng Đạo năm 2024
- Bài tuyên truyền chuyển đổi số trong giáo dục
- Bài tuyên truyền dịch vụ công trực tuyến lợi ích và cách thức thực hiện
- Bài tuyên truyền Định danh điện tử có các tính năng nổi bật nào
- Bài tuyên truyền về đề án 06
- Bài Tuyên truyền Thanh toán không dùng tiền mặt
- Bài tuyên truyền Chuyển đổi số trong lĩnh vực Y tế đối với cấp phường, xã.
- BÀI TUYÊN TRUYỀN
- Công khai kết quả giải quyết TTHC tuần 4 tháng 10 (từ ngày 21-25/10/2024)
- Công khai kết quả giải quyết TTHC tuần 3 tháng 10 (từ ngày 14-18/10/2024)
- Công khai kết quả giải quyết TTHC tuần 2 tháng 10 (từ ngày 7-11/10/2024)
- Công khai kết quả giải quyết TTHC tuần 1 tháng 10 (từ ngày 30-4/10/2024)
- Công khai kết quả giải quyết TTHC tuần 4 tháng 9 (từ ngày 23-27/9/2024)
Liên kết website
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
304389